Cm nào còn nhớ 1 bài viết trước của (Phunudep), nói về khớp ngậm đúng? Nếu mẹ nào chưa đọc thì đọc tại đây nhé >> Khớp ngậm đúng, chìa khóa nuôi con bằng sữa mẹ thành công
Trong bài viết đó, (Phunudep) có mô tả rất kỹ cơ chế tiết sữa ban đầu dựa trên hocmon (endocrine), vị trí đầu dây thần kinh kích sữa, và vị trí lưỡi của bé ntn, cm còn nhớ không?
Hôm nay, (Phunudep) tiếp tục phát triển trên đề tài đó với tư thế bú mẹ. Có 3 tư thế bú mẹ phổ biến là:
1. "Kiểu ôm ru" (cradle hold)
2. "Kiểu nằm cạnh (side-lying)
3. Kiểu ôm bóng (foodball hold - thường áp dụng cho sinh đôi).
Rất là thú vị khi (Phunudep) nhận ra rằng, ở mỗi tư thế này, đầu lưỡi của bé massage quầng vú mẹ có hơi khác nhau.
Tuy kiểu ôm ru có vẻ tự nhiên và phổ biến nhất, kiểu ôm bóng lại kích sữa tốt nhất, đặc biệt là trong tuần đầu khi sữa mẹ được tiết ra theo cơ chế hocmon (endocrine). Có phải nhờ tư thế này mà ngẫu nhiên các bà mẹ sinh đôi dồi dào sữa khi ncsm! Cm xem có phải chấm đỏ đúng là vị trí đầu dây thần kinh tiết sữa không?
Tại sao hết tuần đầu, hoặc khi lượng sữa đã ổn định thì cho dù tư thế nào cũng k khác nhau, miễn là bé có khớp ngậm đúng? Vì đến thời điểm đó, cơ chế tiết sữa chủ yếu là cơ chế lực hút tại chổ (autocrine) rồi. Vậy các mẹ mới sinh, có thể áp dụng tư thế ôm bóng này vài cử bú ngay trong ngày đầu và trong tuần đầu, nếu có thể.
Có một điều ít được chia sẻ trong cộng đồng NCSM là mỗi tư thế bú giúp thông một số vị trí tia sữa, chứ k phai tất cả các tia sữa trong bầu vú mẹ, do đó, nếu mẹ chỉ cho con bú 1 tư thế, sẽ không tối ưu lượng sữa của tuyế vú và tia sữa, dễ bị tình trạng tắc tia sữa dù bé vẫn bú mẹ đều đặn. Do đó, một pp khác để giúp sữa mẹ được tạo, tiết và bú thông suốt hơn, là mẹ và con nên thay đổi linh hoạt các tư thế bú khác nhau!
Cm đọc, tham khảo, áp dụng và góp phần quảng bá thông tin nuôi con sữa mẹ thành công cho gia đình và bạn bè nhé!
Chúc tất cả cm nuôi con sữa mẹ thành công!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét