Vì sao bé bú mẹ "hoàn toàn" sao vẫn bị thừa cân, béo phì?

Hôm nay (Phunudep) trả lời câu hỏi của các mẹ nhé: Vì sao bé bú mẹ "hoàn toàn" sao vẫn bị thừa cân, béo phì?

Béo phì được công nhận là một tình trạng nghiêm trọng dẫn đến các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường, cao huyết áp, một số bệnh ung thư và giảm tuổi thọ.


Bú sữa ct có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh béo phì trong thời thơ ấu và tuổi trưởng thành.

Một số nghiên cứu phát hiện ảnh hưởng dư cân trong 18 tháng đầu đời còn tiếp tục ảnh hưởng cho đến tuổi vị thành niên, một số nghiên cứu khác cho thấy có thể giảm ảnh hưởng từ tuổi vị thành niên đến lúc trưởng thành, nếu cá nhân đó áp dụng cách sống vận động tích cực.

Theo cơ sở sinh lý học:

Chắc cm cũng còn nhớ trong 1 bài viết trước đây, (Phunudep) có đề cập đến chức năng "lập trình đầu đời" (early-life programming) của sữa non?

Cơ thể loài người có cơ chế chống hấp thụ dư thừa, chống tiếp nhận tế bào bất thường, bắt đầu ngay lúc mới sinh và bị ảnh hưởng rất nhiều nếu những cử bú đầu tiên là sữa mẹ hay là sữa ct.

Sữa non của mẹ có chức năng "lập trình" tạo cho hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh những thông số hấp thụ và trao đổi chất tối ưu. Cơ chế này giúp hạn chế thừa cân trong giai đoạn sơ sinh và các giai đoạn sau trong đời.

Trẻ sơ sinh bú sữa ct chỉ có một nửa mức bình thường của hocmon leptin trong máu, so với ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, đặc biệt là sữa non. Leptin là hocmon giúp điều chỉnh mức độ hấp thụ và chuyển hóa năng lượng, và được tìm thấy trong sữa mẹ.

Việc bú mẹ cũng giúp tạo ra insulin có ảnh hưởng lâu dài trên khả năng chuyển hóa năng lượng của cơ thể.

Hơn nữa, mức độ protein trong sữa mẹ tương đối thấp so với sữa công thức cũng giúp ổn định trọng lượng cơ thể về sau này.

Cả nước ối và sữa mẹ giúp thai nhi và trẻ sơ sinh tiếp xúc hương vị thức ăn, ảnh hưởng đến sở thích hương vị và lựa chọn thực phẩm sau khi cai sữa. Như vậy, tiếp xúc với thức ăn lành mạnh thông qua việc hấp thụ thức ăn của người mẹ trong thai kỳ và trong thời gian cho con bú giúp bé có thiên hướng chấp nhận của các loại thực phẩm lành mạnh hơn, khi bắt đầu ăn dặm và sau khi cai sữa. Những tiếp xúc đầu tiên với hương vị rất quan trọng trong việc xác định sở thích thực phẩm về sau trong đời.

Cơ sở khoa học này cũng sẽ giúp cm lý giải tại sao có những bé được cho rằng bú mẹ 100% vẫn bị béo phì, nếu bé k được bú đầy đủ sữa non trong những ngày đầu:

- Không được bú sữa non trong những ngày đầu ngay sau khi sinh
- Bổ sung sớm sữa ct khiến bé thiếu các hocmon cần thiết cho lập trình đầu đời, giãn dạ dày, và thừa đạm, khi bé "bị" bú những cử đầu là 30ml sữa ct, thay vi 5ml-7ml sữa non của mẹ.
- Thay thế hoặc bổ sung sữa công thức sớm trước 6 tháng
- Cho bé ăn dặm sớm trước 6 tháng

Y tế và sức khoẻ cộng đồng:

Tỉ lệ ncsm thấp nhất tại Mỹ là 25% vào những năm 70, do ảnh hưởng rầm rộ của sữa ct (tương tự ở VN những năm 70 có khẩu hiệu qcao phổ biến "SMA ngon hơn sữa MÁ") - [Tỉ lệ ncsm ở Mỹ hiện nay đã đạt được trên 75%.]

Báo cáo sức khoẻ y tế mới đây của Mỹ cho biết tỉ lệ các bệnh béo phì, tim mạch, tiểu đường, ung thư.. ở người trưởng thành của Mỹ rất cao và chi phí y tế cho các loại bệnh, ở bé k được bú mẹ hoặc ở mẹ k cho con bú, là 13 tỉ USD mỗi năm.

Hiện nay, việc qcao sữa ct ở các nước tiên tiến bị kiểm soát nghiêm ngặt theo "Luật Quốc tế về Quảng cáo các sf thay thế sữa mẹ" của Tổ chức Y Tế Thế giới WHO, và việc gia tăng tuyên truyền và nhận thức về sự hoàn hảo của sữa mẹ và tác hại của sữa ct. Sữa ct dùng cho trẻ sơ sinh chỉ được dùng theo toa bác sĩ.


Giải pháp:

Cm tham khảo các bài viết khác của (Phunudep) về sữa non, khớp ngậm đúng, tư thế cho bú tốt nhất để đảm bảo con bú sữa non ngay từ đầu, để có một khởi đầu hoàn hảo, đảm bảo cho con sức khoẻ lâu dài!
Chúc tất cả cm nuôi con sữa mẹ thành công!
Vì sao bé bú mẹ "hoàn toàn" sao vẫn bị thừa cân, béo phì?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Back to top