Những cải thiện sau giúp tân sinh viên có được kết quả học tốt

Đối với tân sinh viên, cuộc sống xa nhà sẽ có nhiều khó khăn và cạm bẫy. Bên cạnh việc tự trải nghiệm thực tế thì việc học tập vẫn là điều quan trọng nhất. 

Khi đã trở thành tân sinh viên bạn cần thay đổi chính mình, thay đổi phương pháp học để có thể thích nghi với môi trường mới một cách dễ dàng hơn.


1. Thay đổi phương pháp học

Điều cuốn bạn đi nhanh nhất khỏi quỹ đạo của việc học là suy nghĩ “bọn nó có học hành gì đâu, tội gì mình phải học”. Để tránh được tình trạng trên, bạn cần rất tỉnh táo, chơi và học phải hài hòa, và yếu tố quan trọng nhất giúp bạn có thể theo kịp được chương trình học, không bị rơi rớt kiến thức là tự học.

Mặc dù không có ai quản lý bạn từ bố mẹ, đến thầy cô nên bạn cần có trách nhiệm đối với chính mình. Đừng chây lười và luôn tâm niệm “việc hôm nay chớ để ngày mai”. Một điều các bạn nên biết là học đại học không khó, nhưng là với những người có trách nhiệm với việc học của chính mình nhé.


2. Thay đổi suy nghĩ

Điều này cực kỳ quan trọng đối với tân sinh viên. Đến môi trường Đại học bạn phải thay đổi ngay và luôn, vì đây là nấc thang quan trọng nhất quyết định tương lai của bạn, học ở đây không đơn thuần là học xong để thi và có điểm số như mong muốn.

Học là để nạp kiến thức, để trải nghiệm thực tế, nắm bắt những kỹ năng cần thiết để bạn có thể làm nghề, làm được việc đúng với chuyên ngành mà mình được đào tạo. Do vậy, việc lơ tơ mơ, nghĩ đơn giản “học chỉ để thi” thì sau 4 năm đại học bạn vẫn chỉ là “một người già mang suy nghĩ của trẻ con”.

3. Sẵn sàng "bật" lại thầy cô

Đừng chỉ tỏ ra là một “trò ngoan”, hãy để bộ não của bạn hoạt động, phân tích các thông điệp mà thầy cô truyền tải xem đúng hay sai và ngay lập tức “bật” lại. “Thứ nhất ngồi lì, thứ nhì đồng ý”! Đó là quan điểm học của những người chậm tiến, ở các bậc học trước đây đã khó chấp nhận rồi, huống chi đại học.

Một điều kỳ diệu mà không phải ai cũng biết là: mỗi lần “bật” lại giáo viên là một lần bạn khắc cốt những kiến thức. Nhà trường, ngành giáo duc, thầy cô cho phép bạn làm điều đó. Tại sao không?

4. Lập nhóm học tập

Việc lập một nhóm cùng học tập có rất nhiều cái lợi. Thứ nhất, bạn sẽ có những mối quan hệ mới, những người bạn để mình bớt trống trải trong những ngày đầu xa nhà. Thêm nữa, việc thiết lập một nhóm không những giúp hỗ trợ nhau trong học tập, mà mọi việc trong đời sống các bạn đề có thể đem ra “tám” với nhau.


Đó là một điều rất tốt trong xã hội hiện nay khi kỹ năng mềm trở thành một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với tương lai, sự nghiệp của bạn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Back to top