1. Tăng cân bất thường
Nguyên nhân chủ yếu khiến chúng ta tăng cân thường là do tăng cường khẩu phần ăn, ăn nhiều tinh bột, đồ ngọt, đưa vào cơ thể một lượng calories lớn hơn so với nhu cầu, ít vận động… Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm, vì thế, chúng ta cần chú ý hơn để phát hiện và điều trị sớm.
Bệnh tuyến giáp: Biểu hiện của bệnh tuyến giáp là tăng cân kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, trầm cảm do tuyến giáp (có vai trò điều hòa quá trình trao đổi chất) hoạt động kém đi.
Cơ thể bị giữ nước: Giữ nước cũng khiến bạn tăng cân mà không rõ nguyên nhân. Hiện tượng này thường xảy ra khi chúng ta ăn nhiều muối, duy trì ở một tư thế quá lâu hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc.
Căng thẳng thần kinh: Stress, căng thẳng cũng là nguyên nhân khiến chúng ta tăng cân do bạn ăn nhiều một cách “vô thức” mà không hề hay biết, lười vận động…
Trao đổi chất chậm: Nếu khẩu phần ăn không thay đổi mà cân nặng lại tăng, nguyên nhân có thể là do quá trình trao đổi chất của cơ thể bị chậm lại. Về lâu dài, nó sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và làm cho hoạt động của các cơ quan bị suy thoái.
Xem thêm:
Béo phì: Tăng cân là biểu hiện dễ thấy nhất của béo phì. Không chỉ gây tác động xấu về thẩm mỹ, béo phì còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, xơ vữa động mạch…
Ung thư: Theo các chuyên gia, tăng cân một cách “bất thường” cũng là nguyên nhân của bệnh ung thư, điển hình là ung thư tiền liệt tuyến ở XY và ung thư vú ở XX. Tuy nhiên, chúng ta lại thường bỏ qua điều này khiến cho việc phát hiện và điều trị bệnh bị chậm trễ.
2. Giảm cân đột ngột
So với việc tăng cân, giảm cân đột ngột mà không rõ nguyên do tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn. Rất nhiều bạn, nhất là các XX có trọng lượng lớn thường cảm thấy việc giảm cân là điều đáng mừng, nhưng đó lại có thể là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Tiểu đường: Tiểu đường khiến bạn sút cân do mất dịch, đường mất theo nước tiểu làm tiêu kiệt calories, rối loạn hormone…
Bệnh nội tiết: Đặc trưng của bệnh nội tiết là quá trình dị hóa chiếm ưu thế, lượng calories tiêu thụ nhiều hơn calories nạp vào, nên dù bạn ăn nhiều nhưng cơ thể vẫn gầy. Ngoài ra, nguyên nhân khác gây sút cân khi mắc bệnh nội tiết là do chuyển hóa mức do u tế bào ưa crom, thiểu năng tuyến yên, tuyến thượng thận…
Bệnh đường tiêu hóa: Các vấn đề về đường tiêu hóa như chứng đi tiêu mỡ, viêm tụy mãn, xơ nang, tiêu chảy mãn tính, viêm ruột, bệnh dạ dày… cũng thường khiến chúng mình bị sút cân liên tục.
Bệnh thận: Một trong những biểu hiện sớm của bệnh thận là chán ăn. Chính vì thế, khi bạn bị sút cân không rõ nguyên do thì cũng nên kiểm tra lại chức năng thận.
Ung thư: Trong thời gian ngắn, nếu bạn bị giảm cân đột ngột thì đó có thể là dấu hiệu của ung thư. Kèm theo tình trạng sút cân sẽ là các biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, kiệt sức… Vì thế, chúng ta không thể chủ quan đâu nhé!
Các bạn nên lưu ý hơn về cân nặng của mình để có những điều chỉnh phù hợp nhé.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét