Nguồn gốc của dịch Ebola được phát hiện.

Sau nhiều ngày tìm kiếm thì các nhà khoa học đã phát hiện ra nguồn gốc của đại dịnh đang hoành hành  Ebola là do một chủng vius đã “mất tích” suốt 10 năm qua ở Trung Phi.

Con số được Tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa ra cho con số người chết vì dịch Ebola ở Tây Phi lên đến con số 1.552 người. Ngày 28/8, các nhà khoa học đã thưc hiện một công trình nghiên cứu, phân tích gen đã nhận định rằng đại dịch Ebola hiện đang hoành hành ở Tây Phi có nguồn gốc từ một người bị dơi cắn.

Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science này đã vẽ lại con đường lan truyền của virus tử thần Ebola từ Guinea tới Sierra Leone và Liberiatrong một đại dịch tồi tệ nhất lịch sử.Kèm với số người chết là dân thường thì nhóm nhà khoa học này cũng bị đại dịch này “cướp” đi 5 nhà ngiên cứu.


Ông Pardis Sabeti, giáo sư Đại học Harvard, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu cho biết: “Chúng ta có thể nhìn thấy virus Ebola đang thâm nhập vào các ngôi làng khác nhau. Những hậu quả mà nó gây ra đều giống nhau, chứng tỏ nó xuất phát từ một nguồn duy nhất”.Ở Sierra Leone, đại dịch Ebola bắt đầu từ một thầy lang, người tuyên bố có thể chữa khỏi mọi bệnh tật, kể cả Ebola cho người dân ở khu vực biên giới với Guinea.

Khi bà này chết, đã có tới 800 người bị nhiễm virus Ebola từ cơ thể của bà ta, trong đó hơn một nửa đã tử vong.Các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu máu của 78 người bị nhiễm Ebola từ lễ tang của thầy lang này và nhận thấy virus Ebola trên cơ thể họ có tới 300 biến thể trong đại dịch lần này.Điều đáng chú ý là tất cả các chủng virus Ebola đang hoành hành hiện nay đều có có nguồn gốc từ một chủng virus đã biến mất ở Trung Phi trong 10 năm qua.

Nhà virus học Robert Garry, một trong những chuyên gia tham gia vào cuộc nghiên cứu cho biết tất cả các dòng virus đều biến đổi, và các nhà khoa học có thể lần theo những biến đổi này để theo dõi sự tiến hóa của virus.

Ông Garry cho hay hiện virus Ebola lây nhiễm trên người ở Tây Phi đã biến đổi nhanh gấp 2 lần so với thời kỳ chúng trú ngụ ở động vật, mà cụ thể là loài dơi.

Chuyên gia này khẳng định: “Nó sẽ tiếp tục biến đổi. Loài người không phải là loài dơi, bởi vậy nếu để virus Ebola tiếp tục lan truyền từ người sang người, nó sẽ càng biến đổi nhiều để thích nghi”.

Kết quả phân tích gen của các nhà khoa học cho thấy các chủng Ebola hiện nay ở Tây Phi đều có nguồn gốc từ chủng virus đã từng xuất hiện tại Trung Phi vào năm 2004. Sau 10 năm nằm yên và khu trú trong loài dơi, virus Ebola biến đổi và bắt đầu lây truyền sang người bị dơi cắn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Back to top