SCT non của bò có thay thế được sữa non của mẹ không?

Đừng chờ sữa về vì sữa non đã có sẵn trong bầu vú mẹ rồi ! SCT non của bò có thay thế được sữa non của mẹ không?

Bài viết về sữa non, hoặc liên quan đến sữa non và 72 giờ đầu đời của bé (Phunudep) cũng viết khá nhiều rồi:

Xem thêm:
Cm nên ĐỌC KỸ TẤT CẢ CÁC BÀI để hiểu các khái niệm căn bản và quan trọng.


1. Sữa non của người dành cho con người:

Sữa non là chất lỏng (trước sữa già) được sản xuất trong tuyến sữa của mẹ từ Quý 2 của thai kỳ, và được tiết ra ngay sau khi sinh và tiếp tục trong khoảng 72 giờ đầu. Sữa non cung cấp đầy đủ các thành phần cần thiết phù hợp nhất cho bé sơ sinh, từ chất lượng, dung lượng đến hình thức. Đặc biệt sữa non đậm đặc các yếu tố miễn dịch và tăng trưởng đảm bảo sức khỏe và sức sống của trẻ sơ sinh.
Trong phạm vi bài viết so sánh kháng thể của sữa mẹ và sữa bò, (Phunudep) chỉ đề cập đến các thành phần kháng thể chính cần cho cơ thể chúng ta và có trong sữa mẹ/ sữa loài khác:

Globulin miễn dịch (là một loại kháng thể) là một cấu trúc protein phức hợp (glycoprotein) được sử dụng bởi hệ thống miễn dịch để xác định và vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn và virus, globulin miễn dịch là một loại kháng thể.

- Globulin miễn dịch được nhóm lại thành năm nhóm: IgG, IgA, IgM, IgD và IgE. Sự khác biệt trong cấu trúc hóa học của globulin miễn dịch xác định chức năng của nó.

- IgG là một globulin miễn dịch có trong máu bình thường và là nhiều nhất. Globulin miễn dịch này có thể liên kết với nhiều loại tác nhân gây bệnh, virus ví dụ, vi khuẩn, nấm và chiến đấu chống lại độc tố. Có 4 lớp: IgG1 (66%), IgG2 (23%), IgG3 (7%) và IgG4 (4%).

- IgA chiếm khoảng 15 đến 20% globulin miễn dịch trong máu, chủ yếu để bảo vệ đường niêm mạc thành dạ dày và ruột. Globulin miễn dịch này giúp chống lại tác nhân gây bệnh tại các niêm mạc tiêu hoá, hô hấp, tiết niệu, sinh dục. Có trong nước dãi, nước mắt. Nó tồn tại trong hai hình thức, IgA1 và IgA2.

- Trong sữa mẹ có rất nhiều S-IgA (hệ miễn nhiểm thích ứng, khi yếu tố chỉ định S- được gắn vào IgA ngay trong tuyến sữa để chỉ định kháng thể IgA chống lại các loại khuẩn và mầm bệnh trong môi trường của hai mẹ con vào thời điểm đó. Bài "Mẹ bệnh và dùng thuốc có nên cho con bú?" có mô tả chi tiết về hệ miễn nhiễm thích ứng này.

- IgM là một globulin miễn dịch có thể phát hiện xem một người có nhóm máu ABO. Nó cũng quan trọng trong cuộc chiến chống vi khuẩn. IgM loại bỏ các mầm bệnh tác nhân, khả năng miễn dịch tạm thời trước khi có đủ kháng thể IgG.

- IgD globulin miễn dịch chiếm khoảng 1% trong màng plasma trong tế bào bạch huyết B-. Các globulin miễn dịch có liên quan đến sự phát triển của huyết tương.

- IgE là một globulin miễn dịch có thể được tìm thấy trên bề mặt của màng tế bào của "basophils" và "tế bào mast" của mô liên kết. IgE cũng có thể được tìm thấy trong liên quan với các bệnh như dị ứng và cũng trong việc bảo vệ các ký sinh trùng như giun.

Tuy trong sữa mẹ (sữa non và sữa già) và sữa bò (sữa non và sữa già) đều có những thánh phần kháng thể này, tỉ lệ các kháng thể globlin miễn dịch trong sữa của các loài, cho thấy rằng:

- Tỉ lệ các kháng thể chính trong từng loại sữa của từng giống khác nhau đều khác nhau. Trong sữa mẹ, globulin-A (IgA) là loại kháng thể chính, và kháng thể IgM, IgG có tỉ lệ ít hẳn.

- Loại kháng thể IgA mà cơ thể sơ sinh cần nhiều hơn cả, thì lại có tỉ lệ rất thấp trong sữa bò. Trong khi đó, loại kháng thể mà cơ thể người không cần nhiều, lại có nhiều trong sữa của bò. (Hình minh hoạ)

- Sữa mẹ và đặc biệt là sữa non của mẹ chưa nhiều nhất là kháng thể S-IgA là hệ miễn nhiểm thích ứng, đã được đề cập nhiều trong các bài viết trước đây. Dĩ nhiên, là trong sữa non của bò không có loại kháng thể này.

- Ngoài ra, các kháng thể trong sữa non của bò cũng đã bị mất đi nhiều trong quá trình sản xuất thành sữa công thức, vận chuyển. Mà phần kháng thể còn lại trong sữa đi nữa cũng ít hiệu quả với hệ khuẩn của loài người.

Khi tỉ lệ và tính chất của các kháng thể này không đúng với chuẩn, cơ thể sẽ bị suy giảm miễn dịch, một trong những nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch phổ biến là:

- Suy giảm miễn dịch do thiếu hụt IgA (vì sữa non của bò có tỉ lệ IgA thấp so v nhu cầu của con người): Thiếu hụt IgA là thể suy giảm miễn dịch thường gặp nhất. Tuy nhiên, 75% - 80% người bị suy giảm miễn dịch do thiếu IgA vẫn có biểu hiện mạnh khoẻ và chỉ thể hiện triệu chứng, mà mãi sau một thời gian dài mới phát bệnh nhiễm trùng, hô hấp, dị ứng, khả năng tự miễn nhiểm giảm, bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh đường ruột và bạch huyết.

Vì thế, bé sơ sinh bú sữa non của bò, thay vì sữa non của mẹ: 

- Không nhận được các lợi ích của sữa non (như mô tả trong các bài trước)
- Không có hệ miễn nhiểm hiệu quả
- Không có hệ miễn nhiểm cân đối >>> Có nguy cơ suy giảm miễn dịch.

Theo các nguồn y tế độc lập (WEBMD, US FDA, HEALTHLINE) đều thống nhất rằng, mặc dù các hảng sản xuất và người sử dụng là vận động viên thể thao cho rằng họ đạt kết quả thể thao cao hơn khi dùng các sản phẩm sữa con của bò, các lợi ích được hảng sản xuất tuyên bố như chống nhiểm trùng, tiêu chảy, giảm mỡ, giúp mau lành vết thương... đều chưa có đủ bằng chứng và cần được nghiên cứu thêm một cách khách quan.

Các nguồn này cũng đưa ra lời cảnh báo đặc biệt cho thai phụ và mẹ sữa, trẻ em (dưới 18 tuổi) và những người dị ứng với sữa bò nên tránh sử dụng các sản phẩm này.

Thông tin của WHO và UNICEF luôn là bé không nên dùng gì ngoài sữa mẹ từ sơ sinh đến 6 tháng, có nghĩa sct bình thường hay sct làm từ sữa non của bò đều không nên sữ dụng.

2. Sữa non của mẹ cần cho 72 giờ đầu của bé sơ sinh

Để giúp giải tảo sự ngộ nhận rằng sữa mẹ về chậm, hoặc có nhưng ít lắm 3 - 5 ngày sau mới đủ cho bé bú, (Phunudep) trong bài này nhắc lại về các giai đoạn tạo sữa mẹ của tuyến vú:

- Giai đoạn tạo sữa non (Secretory Differentiation hoặc Lactogenesis I) - bắt đầu ở Quý 2 thai kỳ, nhưng bị ức chế tiết sữa bởi hocmon progesterone. Từ tuần 20 trở đi, sữa non đã luôn luôn có sẳn trong bầu vú mẹ. Sau khi sinh, hocmon progesterone giảm hocmon prolactin và hocmon oxytocin tăng, sữa non sẽ được tiết ra vài ml/ cử (phù hợp với dung tích dạ dày trẻ sơ sinh) và có thể sx sữa non mới hàng giờ (phù hợp với nhu cầu được liên tục gần mẹ và mút vú mẹ của bé). Cho dù mẹ sinh thường hay sinh mổ, sinh non hay sinh đủ tháng giai đoạn 1 này diễn ra giống y như nhau, có nghĩa là sữa non của mẹ đã sẳn sàng cho con, như (Phunudep) mô tả trong các bài viết trước đây về sữa non.

[Mẹ cho con da tiếp da, ngay sau khi sinh là cách hiệu quả nhất giúp tăng hocmon oxytocin tiết sữa. Các mẹ đọc bài Nuôi dưỡng sinh học của (Phunudep), chắc hẳn nhớ về pp da tiếp da này. Ngoài ra, cm đã đọc bài "Dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh và cơ chế điều tiết đối ứng" chắc hẳn còn nhờ, nhờ đâu trẻ sơ sinh không đói cho dù chỉ bú vài ml sữa non/ cử và vì sao trong 72 giờ đầu trẻ sơ sinh khóc không có nghĩa là bé đói. Rất nhiều người, kể cả nhân viên ngành y tế VN hoàn toàn không biết về Giai đoạn I này, nên bảo rằng mới sinh làm gì có sữa, phải 3-5 ngày sau sữa mới về và cho rằng mẹ sinh non thì hoàn toàn k có sữa, mẹ sinh mổ thì sữa càng về chậm hơn. Đều là do không có kiến thức về giai đoạn tạo sữa và tiết sữa đặc thù này.]

- Giai đoạn tạo và tiết sữa già do hocmon (Secretory Activation hoặc Lactogenesis II) khoảng 30-40 giờ sau khi sinh, hocmon progesteron giãm ở mức thấp nhất và hocmon prolactin lên cao nhất, là giai đoạn lactose bắt đầu được tạo trong nan sữa và hút rất nhiều dịch và nước từ máu mẹ vào tạo sữa già với số lượng lớn. Đây là hiện tượng mà các mẹ cảm nhận được rõ ràng, và cho là sữa mới về lần đầu tiên. Tuy nhiên, đó là sữa chuyển tiếp hoặc sữa già, chứ k còn là sữa non nữa.

- Giai đoạn duy trì sữa già do bú hút (Lactogenesis III) - trong bài 2 cơ chế sản xuất sữa mẹ, (Phunudep) đã mô tả giai đoạn tạo sữa (vẫn nhờ hocmon) được kiểm soát bởi lượng bú/ hút tại chổ. Cũng có ít người biết hay hiểu về giai đoạn này, tưởng rằng mình bị giảm sữa vì ngực không thường xuyên căng đầy như trước nữa.

- Sữa non có số lượng và thành phần chất khác với sữa già, nhưng lượng kháng thể bảo vệ thì đậm đặc gấp 8-12 lần sữa già. Bé sơ sinh chỉ cần bú 1 lượng sữa vd 70ml/ ngày, trung bình bằng 1/10 của bé 1 tháng 700ml/ ngày, nhưng bé vẫn nhận được có được lượng kháng thể bằng nhau.
Vậy nếu trong 1-3 ngày (72 giờ đầu đời khi niêm mạc ruột cần được bảo vệ và hoàn thiện lập trình đầu đời):

- Con bú sct thông thường, thì con chẳng nhận được tí kháng thể nào, và niêm mạc ruột cũng không được hoàn thiện để lập trình đầu đời (như mô tả trong bài Sữa non lập trình đầu đời và bài Sữa non tráng ruột") nên con sẽ bị nguy cơ "hở ruột"
- Con bú sct non của bò, như mô tả trong phần trên của bài viết, con nhận được loại kháng thể không hiệu quả, theo tỉ lệ không thật sự phù hợp, ngoài ra với các hoá chất, phụ gia khác, các chất bảo quản công nghiệp, nên con vẫn có những nguy cơ giống như dùng sct thông thường.

Kết luận:

Như vậy khi nói về sữa non, chúng ta phải hiểu rõ giai đoạn I, chứ k phải chỉ là giai đoạn 2, như ngộ nhận phổ biến trong cộng đồng. Do đó, không thể phát biểu rằng sữa mẹ 3 - 5 ngày mới có hay mới về.

Để biết phải làm gì để đảm bảo con k bị tráng ruột bằng sct, cm tích cực đọc các bài viết khác của (Phunudep) để chăm sóc bầu vú đúng cách ngay từ khi mang thai, cho con da tiếp da và ngậm bú ngay sau khi sinh, và ngay cả dự trữ sữa non trước khi sinh để phòng hờ mẹ sinh mổ phải cách ly với con...

Cơ thể người mẹ đã chỉ cặm cụi truyền máu từ dây nhau vào thai nhi không ngưng 1 ngày nào, giờ nào (cho dù mẹ đói hay no, khoẻ hay bệnh), để đạt hiệu quả là từ một tế bào thành 1 cơ thể tinh vi trong 9 tháng, khỏi phải nói, nếu cùng 1 cơ thể mẹ đó, cùng một cơ chế cặm cụi truyền sữa mẹ cho con, đừng bỏ ngày nào, giờ nào. Thì cơ thể sơ sinh chưa hoàn thiện của con sẽ được tiếp tục bảo vệ, nuôi dưỡng và hoàn thiện tinh vi, y như khi còn ở trong bào thai vậy.

Chúc các mẹ từ bỏ những hiểu biết sai, tiếp nhận kiến thức mới, cách làm mới, tự tin vào nguồn sữa non thần dược vô giá đã có sẳn trong bầu ngực để chào đón con ra đời, và không thay thế những "giọt vàng tinh chất" đó bằng bất cứ thứ sản phẩm công nghiệp hay dân gian nào khác để tráng ruột con!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Back to top