“Đi tới nơi, về tới chốn” là điều mà rất nhiều người tham gia giao thông mong muốn. Trên cung đường bộ, đường đèo là khu vực nguy hiểm nhất. Đây là loại đường gặp phổ biến ở khu vực miền núi. Lên dốc, xuống dốc, góc cua gấp, thường xuyên trong tình trạng một bên là vực sâu, một bên là vách núi… Khi tham gia giao thông ở dạng địa hình này, nguy hiểm luôn rình rập người lái xe.
Để vượt đèo một cách an toàn và thuận lợi, có 4 điều mà người lái xe không nên làm trước và trong khi vượt đèo cũng như tham gia giao thông.
1. Không vượt tải trọng
Không chở quá tải trọng của phương tiện, đặc biệt là xe khách, không được chở quá số lượng người và lượng hành lý thiết kế của xe.
Chở quá tải trọng làm cho việc lên dốc của xe gặp khó khăn. Trong khi đó, đường đèo thường có độ dốc lớn có thể khiến cho xe động cơ của xe không đủ sức kéo, xe không di chuyển, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho xe khác đi phía sau. Hơn nữa, chở quá tải cũng ảnh hưởng tới hệ thống phanh xe, mất phanh cũng là một trong những nguyên nhân gây tai nạn cho xe đi trên đường đèo.
Việc bổ sung thêm thiết bị để chở thêm người, quá tải có thể làm xe mất cân bằng, khi gặp phải góc cua hẹp rất dễ bị lật xe.
2. Đi đúng tốc độ quy định
Chạy với tốc độ hợp lý để không ảnh hưởng tới hệ thống phanh xe và hạn chế lực ly tâm ở những góc cua hay cung đường cong để tránh cho xe không bị lực quán tính “kéo xuống vực”.
Hơn nữa, di chuyển với tốc độ vừa phải giúp lái xe dễ dàng phản xạ để xử lý tình huống hơn.
Đường đèo luôn tiềm ẩn nhiều góc cua gấp và độ dốc lớn
3. Không uống rượu, bia trước và trong khi lái xe
Đây là điều mà tất cả lái xe cần phải thực hiện chứ không chỉ có lái xe trên đường đèo. Nguyên nhân là khi uống bia, rượu hay chất kích thích sẽ tạo cảm giác hưng phấn dẫn đến việc chạy quá tốc độ, hành vi điều khiển không chính xác và nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao.
Vậy nên điều này đặc biệt quan trọng đối với lái xe trên đường đèo.
4. Không vi phạm thao tác trong việc lái xe
Thao tác một cách chính xác trong khi lái xe giúp người điều khiển cũng như chiếc xe vượt qua những quãng đường đèo một cách thuận lợi.
Khi xuống dốc hay lên dốc khi đi đường đèo nên để số thấp giúp cho máy của xe khỏe, xe đi với tốc độ vừa phải và không hại tới phanh. Tuy nhiên, sau mỗi khúc cua, mỗi đoạn dốc lại có một độ dốc khác nhau nên người lái xe phải đưa ra phương án xử lý cụ thể.
Đối với xe con được trang bị hộp số tự động, khi đi trên đường đèo nên chuyển sang chế độ gạt số bằng tay để điều chỉnh cho chính xác.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét